Công suất của đèn huỳnh quang thường là một yếu tố quan trọng khi người ta cân nhắc về việc chọn lựa đèn phù hợp cho nhu cầu chiếu sáng của mình. Công suất này không chỉ ảnh hưởng đến mức độ sáng của đèn mà còn liên quan đến hiệu quả sử dụng điện năng và tuổi thọ của bóng đèn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về công suất của đèn huỳnh quang và tầm ảnh hưởng của nó trong các ứng dụng khác nhau.
I. Đèn huỳnh quang là gì?
Đèn huỳnh quang hay còn được gọi là đèn tuýp. Có dạng hình ống và được tạo thành từ một số thành phần khác nhau. Chúng bao gồm một lớp bột huỳnh quang, điện cực, ống thủy tinh và đôi khi sử dụng thêm khí trơ và thủy ngân để tăng hiệu suất sáng. Khi được kích hoạt bằng nguồn năng lượng, đèn huỳnh quang sử dụng thủy ngân để phát ra tia cực tím.
II. Các loại đèn và công suất đèn huỳnh quang hiện nay
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại đèn huỳnh quang phổ biến như:
1. Bóng đèn huỳnh quang T8
Các loại đèn và T8 đang trở thành lựa chọn phổ biến nhất trong việc chiếu sáng hiện nay. Chúng cung cấp ánh sáng trắng, giúp tiết kiệm điện năng đến 25% so với các loại đèn khác. Đồng thời, tuổi thọ trung bình của chúng lên đến 15000 giờ. Cao gấp 1,5 lần so với nhiều loại đèn huỳnh quang khác. Đồng thời cũng rất thân thiện với môi trường.
Kích thước của bóng huỳnh quang T8 là dài khoảng 0,6m và có đường kính ống từ 25mm đến 27mm. Các ứng dụng của chúng rất đa dạng. Từ việc sử dụng cho các hộ gia đình đến các công trình dân dụng khác nhau.
2. Bóng đèn huỳnh quang T10
- Với công suất đèn huỳnh quang T10 là 40W
Đây là một dạng bóng đèn chiếu sáng đa dụng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau của cuộc sống. Bóng có kích thước 1m2 và sử dụng công nghệ tráng bột nước cùng với lớp bột oxit nhôm. Bóng đèn huỳnh quang loại T10 tiêu thụ rất ít điện năng. Giúp giảm chi phí tiền điện hàng tháng cho người sử dụng.
Loại bóng đèn này cũng rất thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe của người dùng bằng cách ngăn chặn tia cực tím UV. Do đó, nó được sử dụng phổ biến trong việc chiếu sáng các căn hộ, gia đình, và các công trình dân dụng khác.
3. Đèn huỳnh quang 1m2
- Công suất đèn huỳnh quang 1m2 là 36W.
Đây là loại bóng đèn huỳnh quang được sử dụng phổ biến nhất trong các hộ gia đình hiện nay. Bóng có dạng thẳng và chiều dài khoảng 120cm. Bóng này cung cấp ánh sáng trắng hoặc vàng nhạt. Đây là một mức tiêu thụ điện rất nhỏ trong mỗi giờ sử dụng. Điều này giúp tiết kiệm điện năng và giảm chi phí tiền điện hàng tháng đối với người sử dụng.
Bóng đèn huỳnh quang này có tuổi thọ lên đến 13000 giờ. Giúp kéo dài thời gian sử dụng và tiết kiệm chi phí thay thế. Việc sử dụng ballast điện tử tích hợp bên trong giúp bóng bật sáng ngay lập tức và đảm bảo độ sáng cao lên đến 2480 lumen mà không gây chói mắt.
4. Bóng đèn huỳnh quang tia cực tím
- Công suất đèn huỳnh quang diệt khuẩn là 36W.
Đây là một loại bóng đèn chiếu sáng đặc biệt được thiết kế để sử dụng tia UV để diệt khuẩn và khử trùng môi trường, bất kể là nước hay không khí. Tiêu thụ lượng điện năng rất thấp. Giúp tiết kiệm năng lượng.
Nó được ứng dụng rộng rãi trong việc khử trùng tại các bệnh viện, phòng chăm sóc bệnh nhân, phòng nghiên cứu, các khu vực chế biến thực phẩm, và thậm chí cả trong các trường học. Điều này giúp đảm bảo môi trường làm việc hoặc học tập được an toàn và sạch sẽ.
III. Đèn huỳnh quang hoạt động như thế nào?
Khi chúng ta bật công tắc, điện áp được đưa vào hai tiếp điểm của tắc te. Gây ra hiện tượng phóng hồ quang. Thanh lưỡng kim của tắc te bị biến dạng do nhiệt độ. Làm cho tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh trong mạch đốt nóng các điện cực. Khi dòng điện chạy qua, hồ quang xuất hiện và khi nhiệt độ giảm. Thanh lưỡng kim lạnh dần, mở mạch tạo ra điện áp cảm ứng. Từ đó tạo ra hiện tượng phóng điện qua chất khí trong đèn.
Các tia tử ngoại được phát ra trong quá trình này kích thích bột huỳnh quang phát ra ánh sáng. Quá trình này tiếp tục khi thủy ngân bốc hơi, duy trì hiệu ứng phóng điện. Khi đèn sáng, chấn lưu giúp kiểm soát dòng điện và ổn định hiện tượng phóng điện.
IV. Làm thế nào để thay bóng đèn huỳnh quang
- Bước 1: Ngắt cầu dao tổng để đảm bảo an toàn
- Bước 1: Nối cực số 1 và cực số 3 qua tắc te
- Bước 2: Nối cực số 2 vào một đầu chấn lưu và nối một đầu dây ra vào dây điện cấp nguồn
- Bước 3: Nối cực số 4 vào đầu còn lại của cáp nguồn
- Bước 4: Kiểm tra lại xem đèn đã sáng chưa và hoàn thành