Khi lựa chọn đèn chiếu sáng, người tiêu dùng thường tập trung vào công suất (W) và độ sáng (Lm). Tuy nhiên, cường độ ánh sáng (Light Intensity), ký hiệu là Cd (candela) lại là một thông số quan trọng trong việc đánh giá mức độ phù hợp của thiết bị chiếu sáng cho từng không gian cụ thể. Trong bài viết này, Sanota.net sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cường độ ánh sáng, từ khái niệm, công thức tính, cho đến các tiêu chuẩn cường độ ánh sáng phù hợp với từng mục đích sử dụng.
1. Cường độ ánh sáng là gì?
Cường độ ánh sáng là thông số đo lường năng lượng ánh sáng từ nguồn sáng phát ra theo một hướng nhất định. Thông thường, chúng ta vẫn hay gọi một cách đơn giản là “cường độ sáng”.
ký hiệu là: I
Đơn vị là candela (cd) : 1cd = 1 lm / sr
Bội số của candela là kilocandela (kcd): 1 kcd = 1.000 cd
Công thức định nghĩa của cường độ ánh sáng: I = Ф / ω = E x d2
Trong đó:
– Ф là quang thông (Luminous Flux).
– Ω là góc khối.
– E là độ rọi (Illuminance).
– d là khoảng cách từ nguồn sáng đến bề mặt nhận ánh sáng.
Cường độ sáng khác biệt với các thông số quang thông, độ rọi, và độ chói, nên việc hiểu rõ từng thông số giúp tối ưu hiệu quả chiếu sáng cho từng không gian cụ thể.
2. Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn
Cường độ sáng tiêu chuẩn phụ thuộc vào mục đích sử dụng và đặc điểm của từng không gian. Ví dụ, một không gian làm việc như văn phòng yêu cầu cường độ sáng khác với không gian sinh hoạt gia đình. Đơn vị candela có nguồn gốc từ tiếng Latin có nghĩa là “ngọn nến” và thường được dùng để chuẩn hóa độ sáng trong các môi trường nhất định.
Mức cường độ sáng tham khảo của một số thiết bị chiếu sáng:
- Đèn sợi đốt 40W: ~35 Cd theo mọi hướng.
- Đèn sợi đốt 300W có bộ phản quang: ~1,500 Cd ở tâm chùm tia.
- Đèn Halogen 2000W có bộ phản quang: ~14,800 Cd theo mọi phương, 250,000 Cd ở tâm chùm tia.
- Đèn LED 100W: ~2,500 Cd ở tâm chùm tia, ~1,500 Cd theo mọi hướng.
- Đèn đường năng lượng mặt trời 300W: ~2,800 Cd.
- Đèn pha năng lượng mặt trời 100W: ~2,200 Cd.
Việc lựa chọn đèn có cường độ ánh sáng phù hợp giúp tăng hiệu quả chiếu sáng mà không gây chói mắt hay làm quá tải nguồn điện, đồng thời tạo ra trải nghiệm ánh sáng tốt nhất cho người sử dụng.
3. Cách xác định cường độ sáng của thiết bị chiếu sáng
Để biết chính xác cường độ sáng của đèn, người dùng có thể sử dụng thiết bị đo chuyên dụng hoặc tính toán theo công thức:
Cd = Lm/4π
4. Lưu ý khi lựa chọn đèn có cường độ phù hợp
Sanota.net gợi ý người dùng tham khảo những mẫu đèn năng lượng mặt trời có cường độ sáng thích hợp cho các khu vực như cổng, sân vườn và đường làng. Những đèn này không chỉ đảm bảo cường độ ánh sáng ổn định, mà còn chiếu sáng hiệu quả suốt đêm mà không tốn chi phí điện năng.
=>>> Xem thêm: Ảnh hưởng của ánh sáng đèn chùm đến không gian và tâm trạng
5. Cường độ tiêu chuẩn trong tại các khu vực chiếu sáng
5.1 Tiêu chuẩn chiếu sáng khu vực làm việc
Yêu cầu cường độ sáng phòng làm việc
- Ánh sáng khu vực làm việc phải đảm bảo đáp ứng cả 04 yêu cầu: hiệu quả – chất lượng – an toàn – tiết kiệm.
Tiêu chuẩn ánh sáng, cường độ tiêu chuẩn phòng làm việc
Khu vực chiếu sáng | Cường độ sáng (lux) |
Văn phòng làm việc | 300 – 500 |
Sảnh, phòng họp | >200 |
Phòng bảo vệ | 200 |
Cầu thang | 150 |
Hành lang | 100 |
5.2 Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng
Yêu cầu ánh sáng nhà xưởng
- Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn trong khu vực xưởng sản xuất cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lao động.
- Yêu cầu thiết kế ánh sáng đủ dùng. Độ chói không quá cao đảm bảo sự thoải mái cho thị giác.
Tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng
Khu vực chiếu sáng | Cường độ sáng tiêu chuẩn (lux) |
Nhà kho | >= 100 |
Khu vực phân loại sản phẩm | >= 500 |
Khu vực chung của nhà xưởng | >= 200 |
Khu vực sản xuất của nhà xưởng | >= 300 |
Khu vực vệ sinh | >= 200 |
5.3 Tiêu chuẩn cường độ sáng nhà ở
Yêu cầu ánh sáng nhà ở
- Hệ thống chiếu sáng trong nhà yêu cầu vừa cung cấp đủ ánh sáng vừa tạo cảm giác thoải mái khi bước chân vào.
- Tiêu chuẩn cường độ nhà ở
Khu vực chiếu sáng Cường độ sáng tiêu chuẩn (lux) Phòng ngủ 150 Phòng khách 150 – 300 Phòng bếp 400 – 800 Phòng tắm 400 – 800