Cách tính m2 trong xây dựng nhà dân dụng, nhà phố

– Dạo này mình có nhận được nhiều câu hỏi của chủ nhà và các bạn về cách tính m2 trong xây dựng.
– Nên mình muốn chia sẻ cách tính của tụi mình ( Đà Nẵng ) đến với mọi người, để mọi người có thể nắm bắt, deal giá khi xây dựng ngôi nhà cho mình.

1. Nguyên tắc

– Để báo giá chính xác 1 ngôi nhà phần thô, trước hết cần bộ bản vẽ thi công ( Gồm : Kiến trúc, kết cấu, điện nước ).
– Để ra giá mà các bạn thường tính, sẽ phải bóc tách khối lượng nhỏ từng hạng mục trong ngôi nhà, ra 1 con số tổng A, sau đó mới lấy A/m2 nhà của bạn -> ra giá 1 m2. Ảnh 0)

– Nhưng để tiết kiệm thời gian ở nhà phố ( công trình, dự án bắt buộc phải bóc tách ) thì các DVTC sẽ báo theo m2.

– Nguyên tắc khi quy ra 1m2, khi và chỉ khi đủ các hạng mục :
a. Bê tông cốt thép ( gồm sàn và cột)
b. Xây tường và tô trát hoàn thiện
c. Cán nền và ốp lát ( gồm nhà WC và nền sàn ngoài) – Tường WC 2,4 m – 2,7m

=> Nếu thiếu 1 hạng mục, có thể yêu cầu DVTC bóc tách khối lượng nhỏ. ( trừ hạng mục lát nền, các bạn làm sàn gỗ, thì vẫn tính đủ cho DVTC )

2. Cách tính m2 trong xây dựng nhà phố
Như trong ảnh 1, nhà này 5×20, cách tính sẽ như sau :
  • S móng : Là diện tích nền tầng trệt : 14.4m x 5m = 72m2
    ( Nhà này làm móng băng 2 phương, tính 50% S trệt)
    => S móng = 50% x 72m2 = 36m2
  • S1 : ( Gồm : Sàn tầng 2, tường tầng trệt, cán nền ốp lát tầng trệt – màu đỏ)
    => S1 = 20m x 5m = 100m2
  • S2 : ( Gồm : Sàn tầng 3, tường tầng 2, cán nền ốp lát tầng 2 – Màu xanh lá cây)
    => S2 : 20m x 5m = 100m2
  • S3 : ( Gồm : Sàn tầng 4, tường tầng 3, cán nền ốp lát tầng 3 – màu vàng)
    => S3 : 20m x 5m = 100m2
  • S4 : ( Gồm : Sàn tầng mái, tường tầng 4, cán nền ốp lát tầng 4- màu tím)
    => S4 : 9.5m x 3.9m = 37.05 m2
Số m2 xây dựng = S móng + S1 + S2 + S3 +S4 = 373.05 m2

=> Vậy, với số tiền các bạn hay nghe, 3,6-3,9tr cho phần thô thì nhà này xây dựng với số tiền : 373 x 3,6tr = 1343 tr. ( mình tạm lấy 3.6tr)


– Nhưng đó chưa phải là số tiền tổng của phần thô, sẽ phải cộng thêm phần cán nền, ốp lát, xây tường thu hồi trên tầng mái Ảnh 2)
– Phần này có thể tính % nhưng các bạn phải áng chừng để deal giá. Ví dụ :
  • Phần xây tô tường thu hồi mái : Dài x rộng x cao = m3 x 2tr ( Ví dụ nhà này : 26.6md x rộng 0,1m x cao 0,3m = 0.798m3 x 2tr = 1596k
  • Phần cán nền : 9.5 x 3.9 = 37.05 m2 x đơn giá cán nền 75k = 2779k
  • Phần lát gạch ( gạch CĐT cấp) = 37.05 x 140k = 5187k
  • Tổng : 9562k ( hỗ trợ thêm công đổ trụ 0,3 tầng mái và đổ giằng khoá đầu thành 12tr)
Với 37.05 m2, có thể lấy nhanh 10% diện tích x 3,6tr = 3.7 x 3.6 = 13.3 tr
– Nếu chủ nhà phát sinh tường che bồn nước, thường sẽ tính là 1 cấu kiện = 5-10tr ( tuỳ DVTC)
Vậy, Phần thô của nhà này ( đang tính thiếu phần lan can ở trước và sau, cán nền ốp lát chỗ phòng thờ, cách tính vẫn như trên) = 1343 + 13.3 + phần thiếu = gần 1400tr.
– Ở Miền Nam, các DVTC sẽ tính thêm tầng trệt. 🙁
3. Cách tính các hạng mục ( Tuỳ DVTC)
 Đối với móng đơn : 10-20% Diện tích tầng trệt
– Đối với móng băng 1 phương ( hoặc móng cọc) : 30-40% Diện tích tầng trệt ( không tính ép cọc)
– Đối với MB 2 phương : 50-60% Diện tích tầng trệt
– Đối với móng bè : 70-100% Diện tích tầng trệt
– Tầng hầm : 150-200% diện tích trệt
– Đối với mái lợp tole : 30-40% diện tích mái ( nếu khẩu độ lớn, có thể tính 50%)
– Đối với mái lợp ngói : 70%-80% diện tích mái ( nếu khẩu độ lớn có thể tính 90%)
  • Về phần móng, sẽ phụ thuộc vào thép, Mác bê tông, cao độ nền.
  • Về phần mái, phụ thuộc vào loại tole, ngói, độ dày xà gồ thép, khẩu độ bố trí xà gồ.

– Về phần hồ bơi, có thể tính nhanh 8.5-9tr/m2 ( Gồm từ móng, đến vách bê tông, đến chống thấm, cán nền, ốp lát, thiết bị lọc cơ bản) ( hồ bơi trên mái phải bóc tách)

4. Cách tính hàng rào
– Có thể tính nhanh theo mét dài, hoặc bóc tách riêng các hạng mục.
– Ví dụ bóc tách của 1 nhà mình bốc ( ảnh 5) móng 1,2×1,2×1,2, giằng chân 0,2 x 0,2, giằng khoá đầu 10×20, thép cột giằng 16, thép rá móng đơn 10.
  • Vậy nếu quy ra md, nhà mình bốc chiều dài 16 md = 38.8tr/16md ~ 2,4tr/md
  • Nếu DVTC quy ra m2 sân, thì các bạn nhẩm tính thêm cán nền, ốp lát sân vườn = A, sau đó lấy A + 2,4tr x md hàng rào = B.
  • Bạn nhẩm tính sân mình bao nhiêu m2, nhân với % bên DVTC báo giá, miễn xấp xỉ con số B của mình, là quất.
  • Nếu chỉ khoản nhân công, phần hàng rào có thể tính nhanh theo mét dài = 1tr -1,2tr/md (không tính phào chỉ, ốp tường)
5. Phần điện nước
– Ở đơn giá 1m2 phần thô, đã bao gồm nhân công lắp đặt điện nước, nhưng phải xác định rõ ràng, là đi ống cứng hay ống ruột gà.
– Sẽ không bao gồm hệ năng lượng mặt trời, và phần điện nước sân vườn
– Phần thô trong nhà (khoán vật tư) điện nước sẽ gồm :
  • Thi công hệ cấp, thoát âm nền tầng trệt ( NC và vật tư)
  • Thi công hệ cấp thoát tầng 1-2-3…mái.( NC và vật tư)
  • Thi công lắp đặt bồn nước ( không gồm bồn nước, phao cơ, phao điện) ( NC và vật tư)
  • Thi công hệ điện toàn nhà ( không gồm mặt nạ, công tắc, CB, cọc tiếp địa…) ( NC và vật tư)
  • Nhân công lắp đặt thiết bị VS, đèn, CB, công tắc
  • Về đèn chùm, bếp điện, hút mùi… ( cái này có thể hỗ trợ thêm tiền để thợ của mình lắp, hoặc bên bán lắp )
  • Bình nước nóng đã bao gồm nhân công lắp đặt ( bình chủ nhà mua)
  • Thi công lắp đặt ống đồng, máy điều hoà sẽ là riêng. ( Đội riêng)
– Phần sân vườn có thể tính công thợ + công quản lí để tính cho thợ điện nước.
– Nếu bốc tách riêng, điện nước = 10% giá trị phần thô. Có nghĩa là, phần xây dựng ở trên nếu 1400tr, là đã bao gồm 10% ( 140tr) của điện nước rồi ( đi điện ống cứng, thoát PVC, cấp PPR ). Phần xây dựng sẽ là 1260tr + 140tr điện nước = 1400tr
– Trên đây là những chia sẻ của mình, đến mọi người chuẩn bị xây nhà, mong là có thể giúp ích được mọi người, để chuẩn bị tài chính cho đứa con tinh thần của mình 1 cách hợp lí nhất có thể !
Nguồn: M7 Design

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *