Cảm biến đèn đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hiện đại. Từ việc tự động bật sáng khi bước vào một căn phòng cho đến việc giảm thiểu lãng phí năng lượng thông qua việc điều chỉnh ánh sáng theo nhu cầu thực tế. Sự phát triển của công nghệ cảm biến đèn không chỉ mang lại tiện ích mà còn góp phần vào sự tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là những lưu ý cần tránh khi lắp cảm biến đèn.
I. Cảm biến đèn là gì?
Cảm biến đèn là một thiết bị thường được sử dụng trong các hệ thống đèn tự động. Chúng có khả năng phát hiện sự chuyển động hoặc ánh sáng và sau đó kích hoạt hoặc tắt đèn tương ứng. Cảm biến đèn có thể hoạt động bằng nhiều cách khác nhau.
Bao gồm cả cảm biến hồng ngoại, cảm biến siêu âm hoặc cảm biến chuyển động. Chúng thường được sử dụng để cải thiện hiệu suất năng lượng của hệ thống đèn. Giúp tiết kiệm điện năng và tạo ra môi trường sống thông minh và tiện nghi hơn.
Các loại đèn hiện nay
Hiện nay 3 loại đèn LED cảm biến thường thấy trên thị trường là:
- Đèn cảm biến hồng ngoại (PIR): Bật sáng khi thu nhận bước sóng hồng ngoại phát ra từ vật thể có to > 35oC.
- Đèn cảm biến chuyển động (RADA): Bật sáng khi phát hiện có chuyển động trong phạm vi hoạt động của cảm biến.
- Đèn cảm biến ánh sáng: Bật sáng khi cường độ ánh sáng xung quanh vị trí lắp đèn ≤ (80-100) lux.
=>>>> Xem thêm: Dây đèn LED trang trí có tốn điện không?
II. Ưu và nhược điểm của đèn cảm biến
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm
III. Cách lắp đèn cảm biến đúng kỹ thuật
1. Về phạm vi lắp đặt
- Đèn cảm biến hồng ngoại PIR thường có góc quét khoảng 120 độ.
- Đèn cảm biến RADAR có góc quét là 90 độ.
- Khi lắp đặt đèn, bạn cần hướng đèn về phía cần phát hiện chuyển động để đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ, không nên lắp đèn ở mặt trước cổng nhà hướng ra đường. Vì điều này có thể gây phiền toái cho người đi đường và lãng phí điện.
- Đèn RADAR nên được lắp cách nhau khoảng 2 mét để đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt nhất. Hiểu rõ nguyên tắc hoạt động và lưu ý khi lắp đặt đèn. Giúp cho hệ thống nhà thông minh của bạn hoạt động một cách hiệu quả và đáng tin cậy hơn!
2. Về khu vực lắp đặt
a. Đèn cảm biến PIR
- Tránh lắp gần với máy điều hòa hoặc nơi có ánh nắng mặt trời rọi vào (ví dụ như cửa sổ có rèm che) hoặc bất kỳ nguồn nhiệt nào khác. Bởi vì môi trường nhiệt độ cao, gần 37°C. Sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của đèn.
- Không nên đặt đèn PIR gần các nguồn nhiệt.
- Tránh lắp ở những nơi có sự di chuyển nhiều của vật nuôi. Nếu cần lắp, hãy đặt đèn cao hơn để góc quét nằm ngoài phạm vi di chuyển của chúng.
b. Đèn cảm biến RADAR
- Không thích hợp để lắp ở những khu vực có diện tích nhỏ vì góc quét rộng và khả năng cảm biến xuyên vật cản như tường, gỗ, hoặc kính.
c. Đèn cảm biến ánh sáng
- Tránh lắp ở những nơi có sự thay đổi nhiều về ánh sáng, như nơi ngoài trời. Vì đèn sẽ tự động điều chỉnh theo ánh sáng mặt trời.
- Hãy tránh cho cảm biến thu nhận ánh sáng từ các nguồn như đèn ô tô hoặc đèn xe máy.
=>>>> Xem thêm: | Giải đáp| Có nên treo đèn nháy trên bàn thờ?