Đèn downlight âm trần là giải pháp chiếu sáng hiện đại, giúp không gian trở nên sang trọng và tinh tế. Với thiết kế âm trần gọn gàng, đèn downlight không chỉ mang lại ánh sáng đồng đều mà còn tiết kiệm năng lượng. Đây là lựa chọn lý tưởng cho nhiều loại công trình từ nhà ở đến văn phòng.
I. Kích thước của đèn downlight âm trần phổ biến hiện nay
1. Đèn cắt lỗ 76mm
Đèn downlight có kích thước lỗ khoét 76mm và độ dày chỉ 25mm. Với thiết kế siêu mỏng và quai cài tiện lợi, giúp việc lắp đặt trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Đèn được cấu tạo từ các thành phần chính bao gồm: bộ đổi nguồn, đế tản nhiệt, chip LED, chóa tán quang, mặt tán quang và mặt đèn. Sản phẩm còn nổi bật với 3 chế độ ánh sáng: trắng, vàng và trung tính. Mang đến sự linh hoạt cho khách hàng khi lựa chọn phù hợp với từng không gian chiếu sáng.
2. Đèn âm trần cắt lỗ 90mm
Đèn âm trần 3 chế độ với công suất 7W có đường kính lỗ khoét từ 8cm đến 9cm, phù hợp với nhiều loại không gian. Khi lắp đặt đèn LED âm trần 3 màu 7W, bạn nên đảm bảo khoét lỗ có kích thước tối thiểu là 8cm để đảm bảo đèn vừa vặn và lắp đặt chính xác. Đèn cung cấp 3 chế độ ánh sáng khác nhau. Mang đến sự linh hoạt trong sử dụng cho các mục đích chiếu sáng đa dạng.
3. Đèn cắt lỗ 110mm
Đối với không gian rộng và yêu cầu ánh sáng mạnh, các mẫu đèn với kích thước lỗ khoét 110mm, công suất từ 9W đến 15W là lựa chọn lý tưởng. Với thiết kế mặt trắng thanh lịch, đèn dễ dàng hòa hợp với nhiều kiểu công trình, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt, sử dụng chip LED Samsung đời mới, đèn mang lại chất lượng ánh sáng vượt trội với chỉ số hoàn màu (CRI) ≥ 90, giúp hiển thị màu sắc tự nhiên và chính xác, nâng cao trải nghiệm chiếu sáng cho không gian.
4. Đèn cắt lỗ 130mm – 210mm âm trần siêu mỏng
Dòng đèn downlight siêu mỏng mang đến sự đa dạng với hai kiểu dáng mặt tròn và vuông. Cùng các kích thước từ 13mm đến 210mm. Tương ứng với công suất từ 9W đến 24W. Đèn được thiết kế tinh xảo, hiện đại, với chip LED gắn quanh thân. Giúp ánh sáng được truyền qua tấm dẫn sáng và lan tỏa đều khắp không gian một cách hài hòa, êm dịu. Sử dụng công nghệ chip SMD tiên tiến, đèn không chỉ mang lại chất lượng ánh sáng tự nhiên và chân thực mà còn giúp tiết kiệm điện năng so với các thế hệ đèn trước đây.
II. Những thông số cần lưu ý khi mua đèn downlight âm trần
- Công suất: Đây là yếu tố quyết định mức độ tiêu thụ điện của đèn. Tùy vào không gian lắp đặt, sẽ có công thức tính toán số lượng đèn cần thiết. Một số công suất phổ biến của đèn led âm trần gồm: 7W, 9W, 12W, v.v.
- Ánh sáng: Tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng và vị trí lắp đặt mà bạn sẽ chọn loại đèn với ánh sáng phù hợp:
- Ánh sáng trắng (5000K – 6500K): Phù hợp cho các không gian như trường học, thư viện, bệnh viện, công viên, v.v.
- Ánh sáng trung tính (4000K): Thường được sử dụng trong cửa hàng, showroom, phòng tranh, hoặc phòng ngủ.
- Ánh sáng vàng (3000K): Phổ biến trong các nhà hàng, khách sạn, hoặc phòng ăn.
- Chiều cao trần nhà: Dựa vào chiều cao và diện tích của trần, bạn sẽ xác định số lượng đèn và công suất phù hợp. Thông thường, kích thước đèn sẽ lớn hơn khi công suất tăng.
- Lỗ khoét: Đèn cần lỗ khoét kích thước khoảng 5mm – 10mm để dễ dàng lắp đặt hoặc tháo ra khi cần thiết.
=>> Xem thêm: Có lắp đặt đèn LED cho trần bê tông được không?
III. Mua đèn như thế nào là hợp lý
1. Khoét lỗ trước, mua đèn sau
2. Mua đèn trước, khoét lỗ sau
IV. Khắc phục những lỗi sai khi lắp đặt đèn
- Lỗ khoét nhỏ hơn đèn: Nếu lỗ khoét trên trần nhỏ hơn kích thước yêu cầu của đèn LED downlight. Bạn cần mở rộng lỗ khoét. Hãy sử dụng dụng cụ chuyên dụng để đảm bảo lỗ khoét đủ rộng và đều để lắp đặt đèn một cách an toàn và thẩm mỹ.
- Lỗ khoét lớn hơn đèn: Trong trường hợp lỗ khoét trên trần lớn hơn kích thước đèn LED downlight. Bạn cần vá lại phần lỗ thừa bằng cách sử dụng vật liệu thích hợp (như thạch cao, ván ép, v.v.). Sau đó, hãy khoét lại lỗ sao cho khớp với kích thước của đèn mà bạn đã chọn.
=>> Xem thêm: Hướng dẫn lắp đặt đèn led âm trần
V. So sánh đèn downlight âm trần và spotlight âm trần
Tiêu chí | Đèn downlight âm trần | Đèn spotlight âm trần |
---|---|---|
Mục đích sử dụng | Chiếu sáng tổng thể, tạo ánh sáng đồng đều cho không gian. | Chiếu sáng điểm nhấn, tập trung vào một khu vực cụ thể. |
Góc chiếu sáng | Góc chiếu rộng, thường từ 90 đến 120 độ. | Góc chiếu hẹp, thường từ 15 đến 45 độ. |
Khả năng điều chỉnh góc | Thường cố định, không điều chỉnh được góc chiếu. | Có thể xoay hoặc điều chỉnh góc chiếu theo nhu cầu. |
Thiết kế | Thường có thiết kế đơn giản, chìm trong trần. | Thiết kế nổi bật hơn, có thể xoay và điều chỉnh vị trí. |
Loại ánh sáng | Ánh sáng lan tỏa đều, thích hợp cho chiếu sáng chính. | Ánh sáng tập trung, thích hợp cho chiếu sáng trang trí hoặc tạo điểm nhấn. |
Ứng dụng phổ biến | Phòng khách, phòng ngủ, văn phòng, hành lang. | Tạo điểm nhấn cho vật dụng, tranh ảnh, hoặc chiếu sáng trưng bày. |
Công suất | Thường có công suất từ 5W đến 20W. | Thường có công suất từ 3W đến 15W. |
Khả năng tiết kiệm điện | Tiết kiệm điện, sử dụng công nghệ LED hiện đại. | Cũng tiết kiệm điện, nhưng thường không bằng đèn downlight do chiếu sáng tập trung. |
Giá thành | Giá thường rẻ hơn so với spotlight. | Giá thường cao hơn do tính năng điều chỉnh góc và chiếu sáng điểm. |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!