Cách bố trí ánh sáng phòng bếp

Với khu vực bếp, ngoài yêu cầu chiếu sáng hay tính thẩm mỹ, hệ thống ánh sáng còn phải đảm bảo mang đến không khí ấm cúng, và phải giúp cho bữa ăn trở nên ngon miệng.

Một số gợi ý dưới đây có thể sẽ rất có ích nếu bạn đang chưa biết bố trí ánh sáng phòng bếp thế nào là hợp lý.

1. Khu bếp nấu

Bếp gồm các thiết bị nội thất hiện đại, nếu không chiếu sáng hợp lý sẽ không phát huy được tác dụng tích cực của chúng. Bởi một không gian hiện đại không chỉ để giúp người sử dụng sử dụng thông minh các thiết bị, sự tiện dụng và hiệu quả khi sử dụng mà còn có thể giúp mình thư giaxn.

Khu vực bếp và bồn rửa bát đòi hỏi được chiếu sáng vừa đủ thấp để có thể nấu nướng và làm sạch. Bằng cách bố trí thêm ánh sáng tinh tế, bạn sẽ yêu thích khu bếp của mình hơn

Việc chiếu sáng những khoảng trống phía trên và dưới tủ bếp khá quan trọng và cần được chú ý đặc biệt. Nhiều nhà bếp hiện đại được thiết kế chú trọng chiều cao của không gian bếp nên bố trí tủ không chạm đến trần. Trong trường hợp này, nên dùng những ngọn đèn chiếu sáng phía trên tủ sẽ giúp tôn thêm chiều cao cho không gian.

Ngoài ánh sáng bố trí chung còn cần có chiếu sáng sáng trực tiếp trên mặt bàn bếp để dễ dàng khi chuẩn bị và nấu ăn. Đối với một số bếp theo kiểu hiện đại mà phần dưới tủ không gắn sát xuống sàn. Có thể bố trí cả hệ thống đèn dưới chân bếp, vừa tiện dọn dẹp và tạo nên ánh sáng đẹp mắt cho khuôn bếp.

Cuối cùng, ánh sáng còn được phản chiếu từ gạch ốp và sự phối màu. Gạch ốp tường màu tối cũng cần được chiếu sáng, cần phản chiếu hơn nữa hệ thống trang trí trong nhà bếp. Một nguyên tắc nữa của hệ thống chiếu sáng là dù ở bất kỳ không gian nào, bạn nên bổ sung các dụng cụ điều chỉnh độ sáng của đèn. Theo đó, không chỉ cho phép bạn tùy ý thay đổi độ sáng tối mà còn giúp tiết kiệm điện.

Với bàn bếp, đèn chiếu sáng là rất cần thiết, đặc biệt ở những nhà bếp lớn. Nếu được sử dụng một cách hiệu quả, những ánh đèn phía dưới tủ bếp có thể làm sáng cho bề mặt đá granite hay cẩm thạch của bàn bếp. Chiếu sáng còn mang lại hiệu quả làm cho thức ăn trông hấp dẫn hơn.

Nếu tỉ mỉ hơn, bạn có thể nhấn nhá điểm chiếu sáng ở các hốc tường được bố trí cách nhau ở những vị trí đặc trưng. Có thể dùng đèn điện treo hoặc đèn treo nhiều ngọn cố định sẽ thêm vào một ít màu sắc, giúp không gian trông rộng hơn và tầm nhìn không còn bị che khuất.

2. Đối với phòng ăn tách biệt

Đây là nơi có ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống, bữa ăn của cả gia đình. Vì vậy, không nên bố trí đèn trần quá cao sẽ tạo nên những bóng tối trên mặt người khi ngồi vào bàn ăn. Thay vào đó, bạn nên thắp sáng ở độ cao vừa phải và ở giữa bàn. Hoặc dùng loại đèn có thể điều chỉnh lên xuống khi cần. phòng ăn sáng nên có sự kết hợp giữa ánh sáng trắng và vàng, ánh sáng có màu màu hoặc màu cam sẽ tạo cảm giác ấm cúng, ngon miệng hơn.

Lựa chọn ánh sáng phù hợp sẽ giúp cho mọi người trong gia đình bạn cảm thấy ngon miệng hơn và vui vẻ hơn khi ăn. ở không gian bếp thường dùng ánh sáng trắng của đèn huỳnh quang để nhìn rõ đồ vật trong bếp khi nội trợ.phòng ăn nên dùng cách kiểu đèn chùm với ánh sáng vàng vừa phải để làm tăng cảm giác ấm cúng gia đình.

3. Một số lưu ý khi thiết kế ánh sáng cho nhà bếp

– Để có được một ngôi nhà với tất cả các phòng có ánh sáng hợp lý đòi hỏi ngay từ khi thiết kế nhà phải tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố tự nhiên như hướng đất, hướng gió, hướng ánh sáng để bố trị hợp lý về thông thủy và mọi không gian trong nhà đều có được sự khoáng đãng và nhận được ánh sáng tự nhiên nhiều nhất.

-Trước khi mua các thiết bị bếp và thiết bị chiếu sáng hãy xác định xem căn bếp bếp sẽ được sử dụng như thế nào. Việc nấu ăn trong không gian này là chủ yếu, nhưng theo lối thiết kế phổ biến hiện nay, bàn ăn thường được đặt luôn trong bếp, do đó không gian này còn dùng như phòng ăn.

– Việc sử dụng nguồn sáng tự nhiên trong thiết kế nội thất sẽ làm cho căn phòng trở nên thoáng hơn, rộng hơn và làm nổi bật những vật thể trong phòng cùng với tiết kiệm được chi phí điện năng so với việc sử dụng đèn điện.

– Nếu bếp nhà bạn có cửa sổ quay về hướng Bắc, bạn sẽ có nhiều ánh sáng mặt trời hơn vào ban ngày, thậm chí cả lúc xế chiều. Trong trường hợp này không đòi hỏi quá nhiều thiết bị chiếu sáng.

– Đèn âm tường, âm trần là lựa chọn dễ dàng nhất cho ánh sáng bao quát, một ánh sáng hoàn hảo nhưng lại khá kín đáo đối với các nội thất bếp. Nếu trang bị thêm loại đèn này, bộ điều chỉnh quang thông với nhiều cấp độ sáng sẽ giúp căn bếp trở nên tiện dụng hơn trong nhiều công việc khác nhau. Đèn huỳnh quang cũng là giải pháp tốt nhưng còn tùy thuộc vào độ cao và diện tích căn bếp. Loại đèn này giúp tiết kiệm điện nhưng với tường và sàn nhà, màu sáng có thể gây chói mắt, khó chịu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *