Lưu ý đặc biệt quan trọng phòng tránh cháy nổ ở chung cư

Khi có cháy nhà, nhiều người chậm trễ do phải mang theo đồ đạc hay các vật có giá trị nhưng hãy nhớ bài học của người Do Thái: “Thứ cần mang theo là trí tuệ của bạn”!

 

Kinh nghiệm của người lính cứu hỏa

 

Sau đây là kinh nghiệm của 1 người lính cứu hỏa chia sẻ cho người bạn của mình về kỹ năng ứng phó khi xảy ra cháy rất hữu ích:

“1. Chả có nhà nào an toàn 100% cả, do ý thức con người cả thôi, hoặc đen đủi do sự cố thiết bị điện => Nhớ tắt các thiết bị tiêu thụ điện, cắt điện (cúp cầu dao) khi đi ra khỏi nhà. Đồ điện, dây điện cũ hỏng, không chắp nối nữa, vứt đi, nguy cơ cháy từ đấy mà ra cả!

2. Một căn phòng 50m2 khói lửa sẽ bao trùm kín phòng trong khoảng 3-5 phút, tùy nhà có nhiều đồ hay không, càng nhiều đồ cháy càng to, càng nhanh. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì sẽ không sao cả, thiệt hại ít, an toàn cả gia đình => Hãy mua ít nhất trong gia đình 1 cái bình chữa cháy, sử dụng được ngay khi khẩn cấp.

3. 90% người chết trong các vụ cháy là do ngạt khói, cái này trên mạng nhan nhản, không viết nhiều, nhất là đối với chung cư cao tầng => Hãy mua cho gia đình mỗi người 1 chiếc mặt nạ chống khói, chẳng đáng bao tiền, an toàn tính mạng.

chua chay chung cu

4. Nếu chung cư xảy ra cháy:

– Xác định xem buồng thang thoát hiểm có nhiễm khói không. Nếu không có khói thì ung dung vừa đi bộ vừa hút sữa, không cần chạy (trượt chân ngã vỡ đầu). Nếu bị nhiễm khói thì đừng có rúc đầu vào, 100% là chết.

– Nếu thang thoát hiểm, hành lang nhiễm khói nặng:

+ Đóng cửa ở trong nhà, lấy băng dính dán các khe cửa lại để khói không lọt vào được

+ Cả nhà rủ nhau ra ban công ngồi, bố uống cafe, mẹ uống nước cam, con hút sữa, cầm đèn pin làm tín hiệu chờ được đón bằng cái xe thang to to dài dài. Nếu có khói theo đường ban công thì đeo mặt nạ vào ngồi im đấy mà thở, 100% sống an toàn.

+ Nghiêm cấm chui vào WC đóng kín cửa xả nước, trừ khi muốn về với tổ tiên.

5. Đừng có dại mà học theo phim buộc quần áo tạo thành dây để tụt xuống! Tầng 2-3 rơi xuống may thì gãy chân tay, kém may thì sống thực vật, tầng 4 trở lên rơi xuống đảm bảo chết!

6. Khi có cháy hãy nhớ gọi 114, chỉ cần ấn 1-1-4, ấn 043114 – 024114… là gọi lên trời đấy!

 

Dưới đây là các kỹ năng để thoát hiểm khi toà nhà cháy Sanota tổng hợp từ nhiều nguồn:

1. Đầu tiên, trong nhà luôn luôn phải có những thiết bị cần thiết như bình cứu hoả, đèn pin, mặt nạ phòng độc, dây thoát hiểm, băng dính to… Cần phải quan tâm đến công tác phòng cháy chữa cháy nơi mình sống như: Tìm hiểu thêm kiến thức về phòng cháy chữa cháy, tham gia công tác tập huấn chữa cháy…

2. Hết sức chú ý và thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện trong gia đình, cũng như các vật dụng điện khác để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Cần cẩn thận đến việc thắp hương, thờ cúng trong nhà, không để bàn thờ sát với những đồ vật dễ cháy.

3. Phải có trách nhiệm với chung cư nơi mình sinh sống, cần bảo quản tốt các trang thiết bị chữa cháy đã được trang bị, nếu phát hiện hỏng hóc phải báo cho ban quản lý tòa nhà.

4. Trước khi mở cửa để thoát ra, dùng mu bàn tay đặt vào cánh cửa, nếu cửa nóng nghĩa là bên kia cửa đang cháy, mở cánh cửa đó ra khả năng lửa sẽ ập vào sẽ rất nguy hiểm. Tránh dùng lòng bàn tay vì rất dễ bị phỏng nếu cửa nóng, khi đó sẽ gây cản trở cho việc vận động trong lúc thoát hiểm.

5. Bình tĩnh quan sát và đánh giá tình hình của vụ hoả hoạn đối với căn hộ của mình. Trường hợp không thể thoát ra ngoài do có quá nhiều khói, hãy bình tĩnh đóng chặt cửa, dùng băng dính to dán kín tất cả các khe cửa để ngăn khói vào nhà. Đồng thời, sử dụng các khăn ướt hoặc mặt nạ phòng độc khi cần thiết. Tìm giải pháp thoát ra ngoài từ ban công, chờ đội cứu hộ.

6. Bình tĩnh quan sát và định vị lối thoát hiểm khi vào bất kỳ toà nhà nào. Nếu mất định hướng, hãy chú ý lối thoát hiểm thường được đặt bằng bảng đèn luôn sáng khu vực trần nhà.

7. Không cố thu tìm vật giá trị hay các loại thú nuôi trong tòa nhà. Không cần tìm hiểu đám cháy xuất phát từ đâu vì bạn sẽ không đủ thời gian .

8. Khi hành lang có khói, khi thoát hiểm bằng lối thoát hiểm của toà nhà hãy bò trên sàn nhà để thoát, bởi không khí sạch sẽ nằm thấp hơn khói. Chúng ta thường bị chết ngạt do khói chứ không phải do lửa.

9. Không trốn vào phòng kín, phòng tắm hay WC vì chắc chắn bạn sẽ chết ngạt.

10. Nếu trường hợp lửa đốt áo quần bạn đang mặc, bình tĩnh không chạy vì như thế chẳng khác nào bạn quạt cho chúng cháy lớn hơn. Hãy nằm xuống đè lửa và dùng các vật dụng khác dập vào cho tắt.

11. Trường hợp không tìm ra lối thoát, hoặc lối thoát bị bao trùm lửa. Hãy bình tình tìm vật dụng mềm như vải, gối, chăn hay bất cứ thứ gì mềm. Sau đó dùng vật cứng đập vỡ cửa kính, quăng các vật mềm ấy xuống đất để đỡ bạn phần nào trước khi nhảy thoát thân.

12. Trường hợp lầu cao, hãy thoát dần trên các mái nhà lân cận.

13. Điều cuối cùng đừng quay lại khi bạn đã thoát ra ngoài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *